Xin chào các bạn đã quay trở lại trong bài viết mới trên blog dreamiiethan.com nhé!
Thời gian vừa rồi, mình nhận được rất nhiều câu hỏi các bạn gửi về thắc mắc và nhờ mình hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cá nhân để làm tiền đề cho quá trình apply công việc sau này được thuận lợi hơn. Mình cảm thấy rất vui vì có khá nhiều bạn ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu cá nhân và nhìn nhận đúng vai trò của nó như một lợi thế để nắm bắt cơ hội, khiến bản thân trở nên nổi bật hơn cũng như góp phần vào mức độ thăng tiến trong sự nghiệp ở thì tương lai.

Như bạn biết đó, giữa một cộng đồng nhân lực rộng lớn như hiện tại, việc khiến cho bản thân trở nên khác biệt và được nhớ đến là vô cùng cần thiết. Chúng giúp bạn định vị được đúng giá trị, năng lực và tiếng nói của chính mình trong một tập thể, tổ chức hay nhóm người nào đó.
[gdlr_quote align=”center” ]Hơn cả tấm bằng cử nhân xếp hàng nhan nhản ngoài kia, thương hiệu cá nhân chính xác là tấm vé thông hành đảm bảo cho bạn có được một cuộc sống vững vàng và hữu ích. Nó là con đường lý tưởng nhất để tìm kiếm và tái khẳng định được bạn là ai trong một thế giới rộng lớn, mà đa phần đều bị thông tin và công nghệ làm cho nhiễu loạn- Dreamiie.[/gdlr_quote] Khái niệm về xây dựng thương hiệu cá nhân, theo mình nghĩ đến thời điểm này đã không còn xa lạ với các bạn sinh viên nữa, nhưng hiểu đúng về thương hiệu cá nhân và phương thức áp dụng nó trên chính cuộc hành trình của bản thân thì không phải ai cũng nắm được. Vậy những lợi thế nào mà bạn sẽ sở hữu được khi đi xin việc nếu có trong tay một thương hiệu cá nhân “đúng và chất”? Và chúng ta nên nhìn nhận và thực hiện điều đó như thế nào để mang lại kết quả tối ưu nhất?Bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu vấn đề và phương pháp liên quan đến con đường chinh phục nhà tuyển dụng bằng câu chuyện thương hiệu của bản thân nhé!
I/ Thương hiệu cá nhân trong tuyển dụng nhân sự:
1/ Một bản CV tươm tất hay một thương hiệu cá nhân đúng chất:
Với cương vị từng làm công việc tuyển dụng một thời gian, bản thân mình thực sự chán ngấy khi suốt ngày cứ phải đọc đi đọc lại hàng tá bản CV na ná nhau, chỉ thay tên đổi họ thế trường và một số đầu việc, kinh nghiệm liên quan…sau đó thì banh mắt tìm kiếm những ứng viên sáng giá để chọn phỏng vấn giữa biển người xa lạ. 250.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong quý IV năm 2017 (Tổng cục thống kê) đặt áp lực lớn đối với người lao động, đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Ngày nay, người ta hoàn toàn có thể bắt được việc thông qua mạng xã hội hay các trang giới thiệu việc làm như: carreerbuild; vieclam24h; vietnamworks; vietsingworks,…
[gdlr_quote align=”center” ]Thoát khỏi khái niệm ông chủ- người làm thuê của những thập kỉ trước đây, nếu đáp ứng được những yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, và gây được chú ý, nhân lực còn được nhà tuyển dụng chủ động tìm đến hợp tác, làm việc, được đề xuất mức lương, được đưa ra ý kiến, quan điểm trong dự án nào đó- Dreamiie [/gdlr_quote]Thay vì vô phương rải hồ sơ xong nhắm mắt cầu nguyện hên xui, lụi trúng nơi nào thì cắp cặp đi làm nơi ấy. Một CV tươm tất, được viết có tâm, chỉn chu, tử tế có thể giúp bạn trúng tuyển vào nơi mình apply…nhưng một thương hiệu cá nhân chất lượng có thể đưa bạn đến với những cơ hội nghề nghiệp thú vị hơn, nơi bạn được phát huy tối đa khả năng của mình, được có tiếng nói trong một tập thể ngay từ giây phút đầu tiên, được chọn người lãnh đạo thay vì thụ động để họ chọn mình.
Có rất nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng chỉ xem qua facebook cá nhân hay các trang mạng xã hội mà bạn tham gia, rồi sau đó đã đưa ra quyết định ngay lập tức. Cách bạn hành xử trên mạng, nội dung bạn chia sẻ cho cả thế giới biết hay những thứ bạn quan tâm đều được ghi lại, nó sẽ là cơ sở dữ liệu ngầm để đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không! Hay thương hiệu cá nhân của bạn có thể được ghi nhớ, được nhắc đến, được giới thiệu thông qua người này người kia, bạn sẽ luôn được ưu ái, cất nhắc cho các vị trí quan trọng của một tổ chức. Không phải bạn là người giỏi nhất, xuất sắc nhất mà đơn giản, bạn là người được tin tưởng…Trái Đất này quả thực rất tròn, bạn tin không, người trong ngành sẽ có thể biết nhau hết và khi mạng lưới quan hệ dần được thiết lập đủ lâu, đủ sâu cũng là lúc bạn cho phép mình bước ra ngoài ánh sáng và nắm bắt những cơ hội mà mình xứng đáng thuộc về.
2/Tìm việc cho mình hay để việc tìm đến mình:
Đây là lời khuyên của cá nhân Dreamiie dành riêng cho các bạn, nhất là các bạn nữ. Sẽ chẳng ai dám cả gan nhắn nhủ điều này với các bạn đâu, vì mỗi người có một cuộc sống, hoàn cảnh và con đường riêng, Dreamiie không giáo điều hay áp đặt vào bất cứ một bạn nào cả. Nhưng mình nghĩ đây là phương án có tầm nhìn hiệu quả nếu như các bạn còn muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Đó là, từ độ tuổi 18-23, nếu có thể, xin các bạn đừng làm việc vì tiền, hoặc có thể vì tiền, nhưng chỉ là một phần thôi. Đừng để tiền chi phối lựa chọn của bạn, nhất là ở những tháng năm mình còn trẻ. Nghe qua, cảm giác sẽ có chút mơ hồ và thiếu thực tế nhưng đó là kinh nghiệm mà mình rút ra được trên suốt con đường mình đã đi. [gdlr_quote align=”center” ]Khoảng thời gian bạn bắt đầu cuộc sống độc lập hay đang trên hành trình tìm kiếm chính bản thân rơi vào thời điểm bạn học đại học, cao đẳng hay đi làm được 1-2 năm là lý tưởng nhất. Lúc này, bạn không nặng gánh trách nhiệm từ phía gia đình nhiều, việc học ở trường không chiếm quá nhiều thời gian của bạn- Dreamiie[/gdlr_quote]Khoảng thời gian bạn bắt đầu cuộc sống độc lập hay đang trên hành trình tìm kiếm chính bản thân các bạn rơi vào thời điểm bạn học đại học, cao đẳng hay đi làm được 1-2 năm là lý tưởng nhất. Lúc này, bạn không nặng gánh trách nhiệm từ phía gia đình nhiều, việc học ở trường không chiếm quá nhiều thời gian của bạn ( trừ một số bạn học các ngành kĩ thuật, y khoa…thì buộc phải chấp nhận hoặc học cách cân bằng, sắp xếp thời gian) và câu chuyện “cơm-áo-gạo-tiền” hoàn toàn có thể giải quyết bằng nhiều hướng khác. Thay vì bạn cố thủ bám lấy một công việc không giúp bạn học hỏi được gì, phát triển được thêm kĩ năng nào hay tạo tiền đề để bạn phát triển trong sự nghiệp sau này, mà chỉ đơn thuần để nhận lương hàng tháng hay khoác lên mình cái tiếng có đi làm thêm, không phải ăn bám bố mẹ thì tốt nhất là nên cân nhắc.
Tất nhiên, có người may mắn biết mình muốn gì, mình là ai và mình sẽ trở thành một người như thế nào trong tương lai từ rất sớm, nhưng cũng có người phải thử nghiệm, dấn thân ở rất nhiều ngả đường cho đến khi giải mã được câu hỏi đó. Có bạn may mắn được bố mẹ trợ cấp đây đủ hàng tháng, nhưng cũng có bạn lại buộc phải xoay xở giữa vòng xoáy kim-tiền từ rất sớm để tồn tại. Cho nên, mỗi người có một khung thời gian khác nhau, quan trọng là bạn nhận thức được mình đang đứng ở đâu, tình trạng của mình như thế nào, bạn có những nguồn lực, lợi thế gì để có thể tiến gần hơn với mục tiêu sự nghiệp. Tiền thì quan trọng thật đấy, mình không phủ nhận, mình cũng rất yêu tiền, nhưng là con gái, nhất định phải tìm được cho mình một công việc mà bản thân yêu thích, sau đó mới nên nghĩ đến chuyện kiếm tiền từ nó.

Trong khoảng thời gian duy trì để được sống và tự do làm những thứ mình muốn, bạn có thể duy trì nguồn thu nhập từ việc bán hàng online, tạo ra nguồn thu thụ động nho nhỏ từ lĩnh vực bạn am hiểu và kiểm soát được, đừng phiêu lưu như: giáo dục, bất động sản hay mạng xã hội để chủ động chi trả các khoản cá nhân, nhưng đừng để chúng cuốn bạn đi hay mất thời gian, tâm sức quá nhiều cho chúng ( mình sẽ đề cập đến phần này trong những bài viết tới). Mách nước, mình đã làm free ( không lương hoặc lương không cao) cho 2 công ty startup và một công ty SME đang trên bờ vực phá vực suốt 3 năm đầu đại học, thời gian đó vẫn ăn nhờ ở đậu nhà bố mẹ nhưng cái giá mình nhận được thực sự rất lớn, vượt qua khỏi sự giới hạn tù túng trên chiếc ghế giảng đường. [gdlr_quote align=”center” ]Tiền thì quan trọng thật đấy, mình không phủ nhận, mình cũng rất yêu tiền, nhưng là con gái, nhất định phải tìm được cho mình một công việc mà bản thân yêu thích, sau đó mới nên nghĩ đến chuyện kiếm tiền từ nó- Dreamiie.[/gdlr_quote]Mình đã trở nên trưởng thành, bản lĩnh và thạo công việc chuyên môn lên rất nhiều, được trao quyền nắm giữ những ví trí quan trọng trong một tổ chức giúp mình học cách giải quyết vấn đề sát sườn hơn và ý thức được tinh thần trách nhiệm của bản thân có tác động lên rất nhiều con người khác. Kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ là máu chốt của một thương hiệu cá nhân “chất lượng”, là vũ khí tối thượng để bạn chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính, khi tấm bằng loại giỏi rồi cũng trở nên vô nghĩa…
II/ Các bước cơ bản để xây dựng thương hiệu cá nhân- phục vụ cho quá trình tìm việc ưng ý:
Bước 1: Định vị đúng “bể nước” mà bạn thuộc về:

Bạn là cá, bạn không thể ép mình leo cây, bạn phải về với nước, nơi đó mới có thể giúp bạn khẳng định được khả năng bơi lội giỏi và cảm thấy thoải mái khi sống bên trong. Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Định vị được càng chi tiết lĩnh vực, khía cạnh công việc mà bản thân thuộc về bao nhiêu, bạn càng có xác xuất tỏa sáng và hạnh phúc bấy nhiêu. Trước khi đến với công việc này, bạn cần hình dung ra hình ảnh mà bạn muốn hướng tới hay trở thành trong tương lai, có như vậy, bạn mới có thể lèo lái, cầm cương được trong câu chuyện của cuộc đời mình, cũng như thể hiện một phần nào đó cho nhà tuyển dụng nhìn thấy để sắp xếp bạn vào vị trí tương thích. Mục đích là để bạn phát huy tối đa năng lực sẵn có và phát triển theo đúng lộ trình bạn đề ra ban đầu ( thậm chí bạn hoàn toàn có thể đề nghị vị trí mà bạn ứng tuyển). Ta không lái người, buộc người sẽ lái ta! Đừng quên dành thời gian tìm hiểu về phong cách, văn hóa, thành tích, lĩnh vực hoạt động của công ty trước khi đến phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm và tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Bước 2: Nhận diện thương hiệu của bản thân trên mọi mặt trận:

Hãy định vị và tạo dựng thương hiệu cá nhân của bạn thông qua hai mặt trận chính là online và offline:
Online:
- LinkedIn: rất nhiều nhà tuyển dụng và headhunter “để mắt” đến mạng xã hội LinkedIn. Nếu chưa có tài khoản, hãy lập ngay một tài khoản LinkedIn cho mình ngay từ bây giờ; còn nếu đã có, hãy dành thời gian chăm chút cho bộ mặt thương hiệu chuyên nghiệp nhất để tìm được những cơ hội việc làm tốt nhất. Nên làm cả hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh để nới rộng cơ hội của mình hơn, bạn nhé!
- Facebook: tuy có tính chất riêng tư cá nhân cao nhưng Facebook vẫn được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến khi quyết định tuyển dụng. Chẳng nhà tuyển dụng nào muốn thuê những đứa suốt ngày than phiền, chửi đổng, bi quan về mọi vấn đề trong cuộc sống cả. Đừng trẻ trâu và tiêu cực, facebook có thể sẽ là cái nồi cơm của bạn đấy!
- Website/blog: những bạn trẻ có blog/website cá nhân được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Nội dung cho blog/website không cần bó buộc vào khuôn khổ. Điều quan trọng chính là bạn cho thấy được những góc nhìn riêng, nhận định của chính mình như một số chủ đề: Làm đẹp, Thời trang, Công nghệ, Khởi nghiệp, Review sản phẩm, bla bla…
Offline:
Phiên bản giấy:
- [gdlr_row]
[gdlr_column size=”1/3″]
- CV: là cầu nối quan trọng để kết nối với nhà tuyển dụng và “chào hàng” những giá trị của bạn. Rất nhiều CV xin việc bị loại bỏ ngay từ vòng gửi xe vì những bất cẩn rất lãng xẹt như sai chính tả, sai cấu trúc hay diễn đạt câu cú, cách dòng, in nghiêng, tô đậm bừa bãi… Hãy chăm chút cho cái CV như chăm chút nhan sắc và thân thể của chính bạn, bạn có thể ghé lựa những mẫu CV online đẹp, chất, đúng chuẩn nhé ( tip của mình là nên bỏ ra 20.000 VND để sắm cái xịn thay vì dùng free, mấy cái free đem ra khè trẻ con thôi chứ xấu hoắc à)=> link đây nha: top cv
- Portfolio: yêu cầu tối cần thiết dành cho những bạn trong ngành Tiếp thị – Truyền thông- Thiết Kế. Portfolio tổng hợp các sản phẩm tốt nhất của bạn (ấn phẩm thiết kế, bài viết PR…) để thể hiện rõ ràng nhất năng lực của bạn. Đây là việc cần rất nhiều thời gian và phải được đầu tư ngay từ bây giờ.
Phiên bản đời thực:

- Là diện mạo, phong thái, lời nói, lối giao tiếp ứng xử, cách ăn mặc, trang điểm của bạn cần phù hợp môi trường thực tế. Trước mắt là hãy để mình trông giống với những người hoạt động trong lĩnh vực đó đã, sau này, khi bạn có được vị trí vững chắc hay tiếng nói của bạn có sức nặng rồi thì muốn nổi loạn, phá cách ra sao cũng được. Nhập gia tùy tục:)
- Là thành tích hoặc những điểm sáng trên con đường học tập, trải nghiệm của bạn. Không có gì là không có ý nghĩa trong cuộc đời, kể cả thứ bạn ngỡ như không hề liên quan đến cơ hội nghề nghiệp thì cũng hãy cứ dấn thân, cứ thử nghiệm. Việc mạnh dạn và dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức với điều mới mẻ sẽ khiến bạn ghi được dấu ấn tốt đẹp trong nhà tuyển dụng, là tấm vip chứng tỏ bạn là ai giữa một cộng đồng nhân lực rộng lớn.
- Là những mối quan hệ chứng tỏ vị thế của bạn trong cộng đồng. Một bí quyết không thể thiếu để có được những mối quan hệ giá trị là nhờ những người dày dặn kinh nghiệm để làm mentor cố vấn hướng đi nghề nghiệp. Dũng cảm lên tiếng thuyết phục mentor cũng chính là một kĩ năng cần thiết chứng tỏ bản lĩnh của bạn.
[/gdlr_column] [/gdlr_row]
Bước 3: Vừa kiến tạo vừa kể chuyện:

Cũng như với việc quảng cáo các thương hiệu, thuật kể chuyện là rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. Hãy biến cuộc phỏng vấn thành một cơ hội để kể câu chuyện thương hiệu cá nhân của bạn. Hãy tưởng tượng. Hãy nhiệt tình. Nhưng hãy tinh tế. Đừng sợ người khác nghĩ mình khoe mẽ, phô trương hay làm màu. Hơn ai hết, bạn cần cơ hội này, [gdlr_quote align=”center” ]Trên tất cả, hãy trung thực và kể những câu chuyện có thể xác thực. Hãy thể hiện những gì bạn nói thay vì những lời nói gió thoảng mây bay nghe hết sức xáo rỗng. Sử dụng những ví dụ để minh họa cho câu chuyện bạn đang chia sẻ- Dreamiie. [/gdlr_quote] Sử dụng những ví dụ để minh họa cho câu chuyện bạn đang chia sẻ. Ví dụ, khi bạn nói bạn có khả năng điều hành và quản lý dự án, nghe có vẻ hơi mông lung như một trò đùa nhỉ, giống như bạn đang nói suông và khó thuyết phục. Nhưng nếu bạn nói bạn là chủ nhiệm Câu lạc bộ nào đó trong trường Đại học A, từng tổ chức các sự kiện B, C, D, mời được ông diễn giả E, F, G hay xin tài trợ từ công ty X, là đơn vị hỗ trợ cho tổ chức Y thì tin mình đi, mọi sự sẽ khác. Hoặc bạn từng là một phần không thể thiếu trong một đội văn nghệ của trường, là cái đứa đứng ra xin tài trợ, lạy lục giấy phép, deal giá thuê đồ diễn rẻ thì điều này còn có giá trị hơn nhiều so với chỉ nói rằng tôi là người có khả năng lãnh đạo và tổ chức. Đừng quên chuẩn bị thêm thư xin việc và những lời giới thiệu khi đến với buổi phỏng vấn, điều đó giúp cho nhà tuyển dụng thấy được mục đích, tính trách nhiệm và sự nghiêm túc của bạn đối với công việc này.
Bước 4: Lời hồi đáp:

Phản hồi sau buổi phỏng vấn bằng lời cám ơn hay những dòng thư hồi đáp sẽ rất hữu ích cho kết quả ứng tuyển của bạn. Theo một cuộc khảo sát của CareerBuilder, các nhà quản lý tuyển dụng cho rằng họ cảm thấy ưu ái hơn với những ứng viên gửi thư cảm ơn và chủ động xin danh thiếp của họ sau buổi phỏng vấn. Thủ thuật để kích hoạt lại sự hăng hái của bạn đối với vị trí làm việc cuả công ty đó là hỏi về các bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng, thời gian sẽ nhận được phản hồi và cách thức tốt nhất để bạn cập nhật được tình hình. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để gửi thư cám ơn là sau 24-48 tiếng sau buổi phỏng vấn, đừng để muộn hơn.
Tạm thời đến đây thôi nhé! Hẹn gặp lại các bài trong những bài viết sau!
Chúc bạn may mắn!
From Dreamiie with love