Chào các bạn, cứ đến thời điểm vào hè này là có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên hay thậm chí là những người lớn đã đi làm đang nuôi ý định tìm việc làm mới, dự án mới, triển khai các kế hoạch mới chuyển việc hoặc nhận thêm việc bên ngoài. Đến với công việc, hẳn mỗi người sẽ có mục đích sự nghiệp khác nhau, dù có là gì đi chăng nữa, thì tất cả chúng ta đều mong muốn tìm được công việc phù hợp, khiến bản thân có được nhiều cảm hứng và quan trọng là cảm thấy mình trở nên có giá trị hơn, ghi dấu ấn sâu sắc, tạo ra nhiều đổi thay trong một cộng đồng, tập thể hay tác động tích cực được đến những người xung quanh. Đúng không?

Tư liệu từ BrandVietnam thì cho thấy, 70% khách hàng cảm thấy có cảm tình và có xu hướng mua các sản phẩm, dịch vụ ẩn chứa câu chuyện hấp dẫn. Tức là ngoài tính năng, giá thành, chất lượng, mẫu mã- những tiêu chí hiển thị có thể đánh giá thì một sản phẩm có chiều sâu về mặt nội dung có sức mạnh hơn cả. Đây là một nguyên nhân vì sao hiện nay các thương hiệu đua nhau nhảy vào cuộc đua tiếp thị nội dung – content marketing.
Không dừng lại ở các doanh nghiệp, nhãn hàng lớn sẵn sàng chi một mức ngân sách khủng cho các chiến dịch quảng bá, đánh động vào tâm lý, cảm xúc của người dùng.
[gdlr_quote align=”center” ]Ngày nay với nền tảng công nghệ tiên tiến, câu chuyện thương hiệu của một cá nhân có thể chạm đến trái tim của khách hàng, đối tác, cộng sự, cấp trên hay thậm chí là nhóm cộng đồng, tổ chức nhằm góp phần thương mại hóa năng lực, giá trị, sản phẩm, dịch vụ gắn liền với cá nhân ấy.
Các chuyên gia quảng cáo & tiếp thị biết rằng không ai có thể từ chối một câu chuyện hay, chính vì thế họ đã và đang ra sức kể những câu chuyện tuyệt vời cho chính thương hiệu của mình. Từ nay, nếu muốn, bạn sẽ có thêm một công việc nữa, đó là làm brand manager cho chính mình.
Bài viết dưới đây sẽ định nghĩa và chỉ ra các cách kể chuyện thương hiệu cho chính bạn, một trong những con đường lý tưởng để chạm được đến trái tim mọi người, góp phần hỗ trợ bạn từng bước thực hiện sức hút và giá trị của mình trên con đường sự nghiệp. Dành cho mọi đối tượng: sinh viên, người đi làm, doanh nghiệp, các cấp quản lý lãnh đạo, đến các bạn freelancer ( làm các công việc sáng tạo, tự do). Mỗi nhóm đối tượng sẽ ứng dụng linh hoạt khía cạnh kể chuyện thương hiệu dưới nhiều cấp độ, miễn sao phục vụ được mục tiêu trong công việc là okie
Giờ thì cùng bắt đầu thôi!
1/ Bạn không cần phải lên tiếng. Thương hiệu của bạn sẽ làm điều đó
[gdlr_quote align=”center” ]”Con mèo ngồi trên thảm” không phải là một câu chuyện.”Con mèo ngồi trên thảm của con chó mới là câu chuyện”-Tiểu thuyết gia John le Carres[/gdlr_quote]Mình kể cho bạn nghe câu chuyện này nhé!
Trong một lần đi bảo tàng để viết bài thu hoạch cho môn Nghệ thuật học, mình đã gặp phải một tình huống thú vị. Khi mới vừa bước chân vào phòng trưng bày, trên bức tường đối diện lúc mình hướng tầm mắt sang là hai tấm vải bạt khổng lồ, mỗi tấm cao hơn ba mét. Cả hai bức tảnh đều vẽ hình một bến cảng lúc hoàng hôn. Từ phía bên kia phòng nhìn chếch qua, trông chúng có vẻ giống nhau: cũng những con thuyền đó, cùng đổ bóng xuống mặt nước và mặt trời đang lặn ở vị trí giống nhau. Mình tiến đến gần hơn để nhìn cho kỹ. Rồi loay hoay ngó nghiêng mãi chẳng thấy bảng chỉ dẫn, chú thích hay mô tả nào của bảo tàng. Nói thật là mình ám ảnh sự giống nhau của hai bức tranh đó đến kinh hoàng. Giờ tạm đặt tên là tranh A- tranh B nhé! Lạy Phật! Mình đã dành hai giờ đồng hồ đi đi lại lại trước hai tấm bạt, so sánh những nét vẽ.
Thú thật, mình vẫn không hề thấy có điều gì khác biệt cả. Tại sao người ta lại treo hai bức tranh y chang nhau ở cùng một chỗ. Ngay lúc đó, mình đang định đi tìm một nhân viên bảo tàng hoặc ai đó để khai sáng cho mình chút ít về hai tác phẩm nghệ thuật sinh đôi này, thì người phụ trách của bảo tàng bước vào. Ông ấy với vẻ mặt thản nhiên trả lời, có lẽ cũng đã có rất nhiều người thắc mắc cùng một ý nghĩ như mình: “Bức tranh A được vẽ vào thế kỷ XVII bởi một họa sĩ bậc thầy người Hà Lan”. “Çòn bức tranh B thì sao?”, mình háo hức hỏi. Người quản lý nói: “Đó là bức tranh giả. Nó được một sinh viên mới tốt nghiệp một trường nghệ thuật tại địa phương chép lại”. Giờ khỏi cần nhìn hai bức tranh. Bạn cũng có thể đưa ra kết luận muốn đưa bức tranh nào về nhà rồi đúng không?!
[gdlr_quote align=”center” ]Để làm giả một bức ảnh, bạn chỉ cần thay câu miêu tả. Để làm giả một bức tranh, hãy thay đổi những yếu tố tạo nên giá trị của nó”.- Đạo diễn Errol Morris.[/gdlr_quote] Nhà tuyển dụng, đối tác, cộng sự hay khách hàng bao giờ muốn được nghe những câu chuyện thú vị về thương hiệu một cách tự nhiên hơn là những dữ liệu khô khan, nhàm chán. Nhưng nếu bạn cứ mãi thao thao bất tuyệt kể về chính mình trong các cuộc hội thoại, khoe mẽ thành tích của bản thân không đúng lúc thì tin mình đi, bạn nhất định sẽ trở thành đứa trịch thượng và vô duyên nhất qua nhãn quan của những người xung quanh. Trong một số chuyện, nói nhiều sẽ rất dở, nói vừa đủ sẽ giúp thương hiệu của bạn tăng giá trị. Cho nên, đừng nói gì cả, hãy chứng minh. Bởi vì, trước khi quyết định kể chuyện thương hiệu thì bạn cần có cái để mà kể, có bột mới gột nên hồ. Bên cạnh đó, bạn cần khéo léo để cho công chúng của bạn ( có thể là thầy cô, bạn bè, khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên…bla bla) thấy được sản phẩm/ dịch vụ/ năng lực của bạn tuyệt vời đến nhường nào theo một cách tự nhiên nhất. Không khoe- chỉ kể, và để họ tự nhận ra.2/ Tìm ra góc nhìn của bạn và khai thác chúng bằng ngôn từ, hình ảnh
Bạn bắt đầu ý tưởng tuyệt vời này, làm việc sấp mặt để thực thi ý tưởng đó. Sau đó bạn đưa ý tưởng đó ra trước thế giới, tiến tới một tình huống thắng, thua hoặc hòa. Đôi khi bạn thành công, lắm lúc lại thất bại, và phổ biến nhất là chẳng có gì xảy ra cả. Dù bạn đang kể một câu chuyện đã kết thúc hay còn dang dở, hãy luôn nghĩ đến khán giả của mình. Người ta định nghĩa đó là người kể chuyện có tâm. Chọn cách trò chuyện trực tiếp với họ bằng ngôn ngữ đơn giản, hình ảnh mang tính liên tưởng cao.

Quan trọng là cho họ thấy rõ được màu sắc, quan điểm, góc nhìn của bạn, càng rõ càng tốt, để khác biệt giữa hàng vạn hàng ngàn những thứ na ná nhau không còn cách nào là bạn buộc phải tạo ra nó. Nó cần được khai phá và thử nghiệm, trui rèn qua lửa cháy, qua phong sương bão tố để trở thành mũi gươm sắc bén trong tay bạn. Đây không phải là công thức rập khuôn để học và làm theo răm rắp, bạn cần linh hoạt để tìm ra một câu chuyện cho chính mình. Kỹ năng tìm kiếm này cần được mài giũa qua tháng năm, bởi mọi người, ai cũng thích những câu chuyện hay, nhưng chuyện hay thì không phải ai cũng kể được. Cho nên, càng kể lại nhiều, chuyện của bạn sẽ càng trở nên thú vị.
3/ Cấu trúc quyết định số phận của câu chuyện thương hiệu
Phần quan trọng nhất của một câu chuyện là cấu trúc. Một cấu trúc hay phải gọn gàng, chắc chắn và logic. Thật không may, cuộc sống hầu như luôn bấp bênh và phi lý. Rất nhiều sự việc chúng ta trải qua chẳng ăn khớp với một câu chuyện thần tiên truyền thống nào của Hollywood. Đôi khi chúng ta phải cắt xén và chỉnh sửa rất nhiều để gò cuộc sống thành những thứ tương tự như một câu chuyện. Nói tóm lại, bạn chỉ cần hiểu sơ về cấu trúc truyện, bạn sẽ biết chúng hoạt động ra sao. Và một khi đã hiểu được chúng, bạn có thể bắt đầu lấy các cấu trúc và điền vào đó những nhân vật, tình huống và bối cảnh từ cuộc đời mình. Nghe có vẻ hơi dàn xếp kịch bản quá nhỉ? Nhưng không sao, quay trở lại lý do tại sao bạn lại quyết định câu chuyện thương hiệu của mình nào!

Mỗi buổi giới thiệu sản phẩm trước khách hàng, mỗi bài luận cá nhân, mọi lá thư xin việc, mọi yêu cầu xin tài trợ hay gây quỹ- tất cả đều là lời rao hàng. Chúng là câu chuyện bị cắt đi hồi kết. Một lời chào hàng hiệu quả gồm ba hồi: Hồi thứ nhất là quá khứ, hồi thứ hai là hiện tại, và hồi thứ ba là tương lai. Hồi đầu tiên là bạn từng ở đâu- bạn muốn gì, tại sao bạn lại muốn có nó, bạn đã làm gì để có được nó. Hồi thứ hai là công việc hiện giờ của bạn đang tiến triển tới đâu, bạn đã làm việc chăm chỉ và sử dụng mọi nguồn lực của mình như thế nào. Hồi thứ ba là bạn đang đi đâu, chính xác người mà bạn đang cố gắng thuyết phục để có thể giúp bạn tới đích ra sao. Kiểu là tự chọn cuộc phiêu lưu của riêng mình, hoàn toàn có thể biến người nghe thành người hùng, kẻ nắm quyền quyết định hồi kết trong tay.
Chuẩn bị dàn ý trước khi trình bày một vấn đề nào đó, trước mỗi cuộc họp và bài thuyết trình ý tưởng chưa bao giờ là thừa. Chúng có thể là những gạch đầu vắn tắt, để người nói hình dung ra được đường dây của toàn bộ câu chuyện, thông tin được truyền tải một cách tuần tự, liền mạch sẽ dễ được người khác tiếp nhận hơn. Hãy luôn để tâm đến phản ứng và cảm xúc của người đối diện để đưa ra những lời nói phù hợp với ngữ cảnh, nhằm tăng được tính hiệu quả trong suốt tiến trình kể chuyện. Bạn chẳng cần phải gồng mình là một người hoàn hảo, không điểm khuyết, bạn hãy cứ là bạn thôi!
4/ Viết câu chuyện thương hiệu của bạn
Khi bạn đang suy nghĩ về câu chuyện thương hiệu của mình, hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về chủ đề câu chuyện của bạn. Ở cấp độ cao nhất, chỉ có một số ít chủ đề cho câu chuyện thương hiệu:
▪ Một sứ mệnh để hoàn thành một điều gì đó mang bản sắc đặc biệt.
▪ Vươn lên từ khó khăn để trở nên giàu có.
▪ Cái tốt chống lại cái ác.
▪ Sự trả thù.
▪ Tình yêu.
▪ Sự sinh tồn trong một môi trường mới.
▪ Một cá nhân đi ngược lại với xã hội.

Hầu hết các kịch bản phim và tiểu thuyết đều theo một trong những chủ đề trên. Nếu bạn là người khởi nghiệp hoặc điều hành một công ty tương đối mới, câu chuyện của bạn có thể là về người sáng lập công ty và về những điều họ mong muốn thay đổi. Nếu bạn là một thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, câu chuyện của bạn có thể phản ánh các giá trị mà công ty đã xây dựng được, hoặc những thứ mà công ty đang khao khát tạo ra sự thay đổi. ( BrandDance)
Kể chuyện là yếu tố đầy quyền lực trong chiến lược thương hiệu của bạn.
5/ Luyện tập nói về bản thân trong những tình huống cần thiết
Không biết bạn đã rơi vào tình huống đại loại giống mình chưa, kiểu đang đứng trong một buổi tiệc hay một diễn đàn và đang nhâm nhí đồ uống, thì một người lạ mặt xuất hiện, tự giới thiệu bản thân và hỏi mình một câu rất đáng sợ: “Bạn làm nghề gì?”. Nếu làm việc trong những công việc chính thống thuộc một cơ quan, tổ chức nào đó thì không vấn đề nhưng mình khác, mình nói mình là một người viết, rất nhiều khả năng câu hỏi tiếp theo sẽ là “Ôi, thế bạn đã xuất bản cuốn sách nào chưa?” và thực chất đó là một cách bóng gió để hỏi, “Bạn có kiếm được đồng nài từ việc đó không?”. Đại loại vậy.

Thật ra, kể một câu chuyện hay về bản thân không có nghĩa là bạn phải bịa ra một cuốn tiểu thuyết. Bám vào người thật- việc thật là thượng sách. Mấy năm nay, mình vẫn thường nói: Buổi sáng tôi quản lý dự án cho công ty người ta, buổi chiều tôi vận hành hoạt động cho công ty của mình, buổi tối tôi viết linh ta linh tinh trên mạng. Nói chung hơi lai tạp giữa khái niệm người viết và định nghĩa nhà lãnh đạo một chút, đại loại tôi là một nhà quản lý biết viết ngôn tình:) Chẳng ai cấm bạn tự định nghĩa chính mình, chẳng cần phải bám vào một cái khuôn nào cả, nếu thất nghiệp thì cũng đừng ngại nói ra điều đó, hãy bày tỏ việc bạn đang tìm kiểm một công việc như thế nào.
[gdlr_quote align=”center” ]Tiểu sử không phải sân chơi để bạn thỏa sức sáng tạo, tóm chúng lại và chỉ giải thích trong hai dòng. Chúng ta cứ nghĩ nói nhiều sẽ khiến người khác hiểu về chúng ta, sai lầm, nói đủ sẽ khiến thế giới muốn biết về chúng ta. Nhớ nhé! Độc đáo, ngắn gọn và dễ chịu-Dreamiie.[/gdlr_quote]Một điều nữa: “Nếu không phải là ninja, một chuyên gia có tầm ảnh hưởng lớn hay một ngôi sao nhạc EDM đại tài thì đừng bao giờ dùng những khái niệm đó trong lý lịch của mình. Đừng khoe mẽ, những gì bạn cần là nói lên sự thật, một cách tinh tế và khiêm nhường! “.
Để thông điệp, câu chuyện, năng lực của bạn được đón nhận giữa một thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay là thực sự là một thách thức rất to lớn, bởi tài năng chưa đủ, giàu có chưa đủ, nỗ lực chưa đủ, tuy nhiên nếu bạn làm được thì đó chắc chắn là một thành công rực rỡ đối với thương hiệu của chính mình. Hãy kể những câu chuyện thật và hay nhé!
From Dreamiie with love
Cô gái đáng yêu, thông minh và sâu sắc