Mình thích sách, thích hít hà mùi thơm của từng trang giấy, thích nằm hằng giờ mân mê quyển sách yêu thích của mình, để rồi nhiều ngày sau đó là những suy nghĩ, cảm xúc vẫn chẳng thể nào dứt ra được. Còn nhớ hồi trước, có một số sách muốn đọc nhưng lại chưa có bản dịch sang tiếng Việt, mình đành liều mình chạy đi mua/ tải sách bản tiếng Anh để “đọc trước” vì không thể ngồi yên chờ sách được dịch (dù tiếng Anh vẫn chưa sõi, vốn từ vựng thì chẳng bằng ai). Nhưng cũng chính nhờ việc đọc nhiều sách tiếng Anh hồi đó mà vốn tiếng Anh của mình cải thiện rõ rệt (có lẽ một phần vì mình không còn thấy sợ đọc những bài viết dài ngoằng ngoẵng hay sợ học những từ lạ hoắc, khó hiểu, có vẻ khô khan).
Dưới đây là bài chia sẻ ngắn về 6 cuốn sách mình đã đọc trong 2 tháng vừa qua, thật vui vì dù bận rộn hay đôi khi mệt mỏi đến mấy, mình đã không chọn thỏa hiệp để tiếp tục duy trì thói quen này. Cùng bắt đầu nào!
- The Tipping Point ( Điểm bùng phát ) – Malcolm Gladwell
Vừa đọc xong cuốn “Điểm bùng phát” (The Tipping Point) của Malcolm Gladwell, quả thật đây là một cuốn sách quá hay và có nhiều điều cần chia sẽ tới các bạn sau khi đọc cuốn sách này. Điểm đầu tiên cần chia sẽ tới các bạn đang quan tâm đến làm Mạng xã hội thì đây cũng là 1 kim chỉ nam cho chiến lược phát triển website của các bạn. Điểm trọng tâm của cuốn sách là nói đến 3 nhân tố khiến bùng phát các đại dịch. Khái niệm “đại dịch” trong cuốn sách đề cập tới vượt ra ngoài các đại dịch theo chiều hướng tiêu cực dịch bệnh, mà đó có thể là 1 sự phát triển kỳ lạ của 1 thương hiệu giày tưởng như đã lỗi thời, một cuộc cách mạng đã thành công, đó có thể là nạn dịch giang mai bùng phát, đó cũng có thể là đại dịch tội phạm ở New York và còn nhiều câu chuyện thú vị để mô tả các khía cạnh dẫn tới sự bùng phát 1 cách kỳ lạ.

3 nhân tố mà cuốn sách đã đề cập xuyên suốt cuốn sách này là : Quy luật thiểu số (The Law of the Few), Yếu tố kết dính (The Stickiness Factor) và Sức mạnh của hoàn cảnh (The Power of Context). Đây là 3 nhân tố mà theo Malcolm Gladwell khiến các “đại dịch” bùng phát. Cuốn sách trình bày khá nhiều ví dụ sinh động nhằm minh họa từng nhân tố này đã dẫn đến các điểm bùng phát như thế nào và tại sao các yếu tố này lại quan trọng như thế.
2. Essays in Love ( Luận về Yêu)- Alain de Botton
Lấy cái kết là sự chia tay, Alain de Botton tự xếp tiểu thuyết của mình vào thể loại bi kịch. Song những phân tích, lý luận về tình yêu của ông khiến cuốn sách trở nên hài hước, và cái nhìn về tình yêu cũng trở nên đơn giản hơn. Dưới góc nhìn triết học, Alain de Botton đã lý giải những hiện tượng tâm lý của những người đang yêu, khiến cho thứ tình cảm được cho là phức tạp trở nên đơn giản. Bằng những tình huống cụ thể trong cuộc tình của nhân vật “tôi” và Chloe, Alain de Botton phân tích, mổ xẻ, kiến giải về tình yêu. Ông đưa ra những ý kiến, nhìn nhận logic và lý trí. Cuối cùng, tác giả không quên đưa ra Những bài học về tình yêu. Dòng cuối cùng của tiểu thuyết khép lại với cảnh nhân vật “tôi” nghĩ tới một bữa ăn tối với cô gái khác – Rachel – như sự khởi đầu của một tình yêu mới. Đó cũng là cách tác giả nói về tình yêu một cách hài hước, có phần mỉa mai: tình yêu là thế đấy, dù có nhiều chuyện xảy ra với những hạnh phúc, khổ đau… thì vẫn cần phải yêu.

Một đoạn trích mình khá tâm đắc trong cuốn sách này:
“Trong tình yêu trưởng thành, chỉ khi nào chúng ta thực sự biết rõ người kia thì tình yêu mới xứng đáng có cơ hội thăng hoa và phát nở. Và song le, trong hiện thực ngang ngược của tình yêu (tình yêu sinh ra chính xác trước khi chúng ta kịp biết) việc trau dồi hiểu biết có thể sẽ là chướng ngại cũng như niềm khích lệ, vì nó có thể đưa thế giới không tưởng vào mối xung đột đầy nguy hiểm với hiện thực”.
3. The Book Theif ( Kẻ Trộm Sách)- Markus Zusak
Lúc đọc chương mở đầu, mình cảm thấy khá khó hiểu với những thông điệp mà thần chết truyền tải. Có cảm giác muốn dừng đọc sách. Nhưng không, đến chương 1 thôi, mình đã sáng tỏ, lối văn như vậy vì đó là góc nhìn của thần chết mà, càng đọc càng lôi cuốn, khó mà để gấp quyển sách lại được.
Ngôi kể : Lối viết kể lại cho chúng ta câu chuyện về một cô bé được thần chết gọi là kẻ trộm sách. Mà thần chết lại là người kể chuyện. Cách kể chuyện của thần chết có chút dửng dưng, lạnh lùng và khách quan, có thể nhìn bao quát mọi việc. Sự tàn khốc của chiến tranh, người chết không đếm xuể, có sự tàn nhẫn và những mảnh đời đau xót, sự mất mát. Tác giả kể truyện rất thành công, lôi cuốn từ đầu đến cuối, cứ mỗi chương kết thúc lại muốn đọc thêm, không thể đặt xuống.

Cách dùng từ : Không chỉ có thế là lối hành văn của tác giả. Markus đã sử dụng từ ngữ và như đang chơi đùa với nó, vô cùng sáng tạo. Dưới ngòi bút của Markus Zusak, những từ ngữ có sức mạnh thật to lớn. Những từ ngữ dường như là hữu hình như những vật thể. Từ ngữ có thể được 3 vào mặt người khác, có thể vốc trong tay rồi ném lên mặt bàn,…Thật quá khác lạ. Đầy tình yêu. Đầy căm hận. Đầy tàn bạo. Đầy khát khao. Người Do Thái, Hitler, người Đức, tiếng súng, tiếng bom và nỗi ám ảnh. Mặc dù đã biết cái kết nhờ coi phim nhưng có những đoạn mà khi đọc tôi đã phải nín thở,
Phong cách hành văn: Với một phong cách dễ dàng đến khó tin trong bút pháp và khả năng tưởng tượng tuyệt vời của tác giả Markus Zusak đã làm cảm động nhiều đọc giả. Câu chuyện đã được chuyển thể thành phim, nhưng có lẽ, khi đọc truyện, chúng ta sẽ đi sâu hơn mọi góc cạnh.
Mình nghĩ rằng điểm trừ duy nhất của tác phẩm là hơi kén người đọc. Phần đầu truyện hơi khó hiểu và không nhiều tình tiết, nhưng nếu kiên trì theo dõi thì mạch truyện càng về sau càng chặt chẽ và hấp dẫn. Cuối truyện rất cảm động, chưa lần nào mình đọc lại mà không khóc.

Và hơn hết là The Book Thief tưởng chừng như u ám này, lại có một khả năng an ủi và nâng đỡ bạn trong những khi bạn cảm thấy tuyệt vọng và cô độc. Bạn sẽ có một kết cục đẹp đẽ như cô bé Liesel Meminger chỉ cần đặt niềm tin vào cuộc đời và theo đuổi cuộc đời này tới cùng. Cũng như chính Victor Hugo đã từng nói “Những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời chính nhờ vào sách”.
4. Con gái Bà Triệu Thế Kỉ 21- Irene Ohler & Đỗ Thùy Dương
Nội dung cuốn sách phác họa về 20 nhân vật nữ với những dấu ấn riêng biệt, độc đáo. Họ có thể là những người rất nổi tiếng, hoặc ít được biết đến hơn nhưng họ đều có những bài học quý giá trong cuộc sống, về tinh thần lãnh đạo ở Việt Nam.
Với hai cách nhìn vừa kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, vừa là người dẫn dắt vừa là người khơi mở, hai tác giả đã kể lại câu chuyện của những người phụ nữ Việt Nam giúp tất cả chúng ta suy ngẫm về cuộc sống và nhìn nó dưới một góc độ khác. Lựa chọn những người phụ nữ có nền tảng khác nhau, hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau trong xã hội, thuộc nhiều lứa tuổi và sinh sống ở các vùng miền khác nhau, tác giả của cuốn sách đã thành công trong việc tạo nên bức tranh nhiều màu sắc của người phụ nữ Việt Nam, vừa có nét kế thừa truyền thống, vừa mang dấu ấn của thời đại mới.

Điểm mà mình khá hứng thú khi đọc cuốn sách này, đó là sự kết hợp tư duy giữa ba thế hệ phụ nữ được khắc họa trong cuốn sách chưa phải là tất cả và đại diện cho phụ nữ Việt Nam nhưng những đóng góp và cách họ ghi dấu ấn của mình trong xã hội cộng đồng tạo ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế.
5. Bước chậm lại giữa thế gian vội vã- Hae Min
Mình highly recommend cuốn sách này cho những bạn trẻ còn đang loay hoay chưa biết mình sẽ chọn nghề nghiệp, con đường nào cho những bước đi tiếp theo. Hae Min Đại Đức gửi tới những người chưa biết chọn nghề nghiệp nào cho mình bằng ba cách: thứ nhất: hãy đi nhiều hết mức có thể, đi du lịch, tình nguyện, thực tập nhiều nơi, tìm hiểu những thứ mình chưa từng biết, những người bạn gần xa, bạn ngoại quốc. Thứ hai: Hãy đọc thật nhiều sách. Mọi thể loại sách du ký, sách thời trang, sách marketing, sách kinh tế thế giới, tiểu thuyết, thơ, tình cảm… hay bất kỳ quyển sách nào về xu hướng thịnh hành hiện nay trong bất kỳ thời gian rảnh nào. Thứ ba: hãy yêu thật chăm chỉ. Tình yêu làm con người ta hoàn thiện bản thân mình hơn, không có người thầy nào giúp ta trưởng thành nhiều như tình yêu; cũng không có gì giúp ta hiểu bản chất mình như thế nào như tình yêu.

Với những triết lý hết sức bình dị, đời thường quyển sách là lời mà Hea Min Đại Đức muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ hiện nay. Thế hệ có bao nhiêu nỗi lo và bất an xuất hiện, thế hệ chông chênh và dễ buồn lòng nhất, thế hệ mà đi mãi cũng chỉ để tìm cho bản thân một lối ra.
Tình yêu luôn mang cho mỗi chúng ta niềm vui và niềm hạnh phúc mỗi ngày, nhưng khi tình yêu mất đi thì dường như cả thế giới trước mắt bỗng dưng sụp đổ. Vậy thì hãy xem: “Tình yêu là món quà quý giá của cuộc sống. Dù ta muốn hay không, nó luôn như một vị khách bất ngờ tìm đến với ta”, lúc ấy mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Với tư tưởng mang đậm chất Phật giáo, cuốn sách Bước chậm lại giữa thế gian vội vã đưa ra những nguyên tắc sống cơ bản. Điểm sáng có lẽ là ngôn từ được sử dụng trong cuốn sách đơn giản không màu mè.
Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo trên trang YBOX
Good Luck
From Dreamiie with love