TIỂU THUYẾT “LOLITA” CỦA NHÀ VĂN VLADIMIR NABOKOV: SỰ TRẢI NGHIỆM VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA MỘT BẢN THỂ DI BIỆT l Dreamie

Mình đến với Lolita như một cơ duyên kì lạ và khó bỏ, cuốn tiểu thuyết đã thôi thúc mình buộc phải cầm lên đọc nó ngay lập tức khi chỉ vừa lướt qua một lời đề tựa ngắn gọn trên mạng. Tuổi trẻ của mình đã bị Lolita xâm nhập một cách ngang tàn, giấc mộng thanh xuân của mình cũng vì Lolita mà đổi thay nhận thức không ít lần. Mình chưa bao giờ nói với người khác về giá trị nhân văn mà tác phẩm này mang lại, bởi nó thực sự quá chủ quan và mạo hiểm, tác dụng phụ mang phương diện phân tâm học rất có khả năng quay ngược trở lạị chủ nhân và cả những người đọc nó. Dưới đây là phần trích hai trong ba chương của đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov dưới lăng kính phân tâm học” mà mình phụ trách thực hiện cách đây vài tháng. Bài viết này chỉ mang tính chất tư liệu tham khảo dành cho các bạn quan tâm về cuốn tiểu thuyết Lolita, về tâm lý học và các muốn tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm, bài viết có nhiều thuật ngữ chuyên ngành và phương thức biểu đạt khá đi sâu vào tác phẩm nên không khuyến khích các bạn đọc đến cuối.

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG VÔ THỨC 

2.1. Lolita– Tâm thức thật sự ẩn dưới bề mặt ngôn từ

2.1.1. Tóm tắt nội dung chính Lolita

Humbert, trong tác phẩm được xưng nhân vật tôi, là giáo sư văn chương sống ở Paris, trạc 35 tuổi, đẹp trai, phong độ và văn minh. Mặc dù sống với vợ nhưng Humbert không hề hứng thú tình dục với vợ mà tâm trí lại luôn thầm tơ tưởng đến những cô bé vị thành niên hay ở tuổi mới lớn để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người thương thưởnhỏ của mình, đó là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Humbert không hề cảm thấy buồn khi vợ mình vợ theo một người đàn ông khác, thậm chí ông còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn với kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường Đại học ở New England.

Tác dụng phụ mang phương diện phân tâm học của Lolita rất có khả năng quay ngược trở lạị chủ nhân và cả những người đọc nó.Tác dụng phụ mang phương diện phân tâm học của Lolita rất có khả năng quay ngược trở lạị chủ nhân và cả những người đọc nó.

 Tác dụng phụ mang phương diện phân tâm học của Lolita rất có khả năng quay ngược trở lạị chủ nhân và cả những người đọc nó.Charlotte Haze là bà chủ chỗ trọ của Humbert ở, bà yêu ông ta nhưng ngược lại với trạng thái của bà, ông ta chẳng hề thấy hứng thú gì nơi người đàn bà góa phụ này, ngược lại Humbert mê đắm cô con gái tên là Lolita mới 12 tuổi của bà ta. Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà để được gần gũi với người thương. Mỗi ngày trôi qua, ông đều ghi vào nhật ký những cảm xúc dạt dào của mình với đứa con riêng của vợ đang tuổi dậy thì. Vào một buổi sáng, Humbert đã bất cẩn để vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong tâm hồn của chồng được ghi trong cuốn nhật kí. Trong trạng thái hoang mang tột độ đến hoảng loạn, bà vợ bị xe cán chết trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái đang ở trại hè.

Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy năm sau ông mới tìm thấy cô bé đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi.Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy năm sau ông mới tìm thấy cô bé đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi.

An táng vợ xong, Humbert đến chỗ Lolita sinh hoạt trại hè để đưa cô đi hết thành phố này đến thành phố khác, xuyên dọc khắp nước Mỹ, tối đến con gái và cha dượng cùng nhau ân ái trong các nhà nghỉ rẻ tiền. Rồi đến một hôm Lolita rời bỏ Humbert để theo một người đàn ông già khác có tên là Chare Quilty. Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy năm sau ông mới tìm thấy cô bé đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi. Mặc dù đang ở tuổi 17 nhưng Lolita trông xuống sắc kinh khủng. Humbert quá đau đớn vì hình ảnh tiểu nữ thần trong tim mình nay đã sụp đổ hoàn toàn. Ông đưa cho Lolita toàn bộ số tiền tiết kiệmn của mình và tìm giết Clare Quilty, người đã hại đời vào nàng mấy năm trước. Humbert vào tù và kể lại câu chuyện của đời mình. Sau đó ông chết vì tắc động mạch vành. Lolita cũng chết khi sinh con vào đúng ngày Lễ giáng sinh năm 1952.

2.1.2. Số phận của cuốn tiểu thuyết Lolita trong văn chương thế giới

Có thể nói, Lolita là sản phẩm của sự cộng hưởng của các nền văn hóa, được thể hiện trên nhiều phương diện: tính cách của các nhân vật trong tác phẩm, các kiểu cốt truyện, biểu tượng, giọng văn,…. Tất cả đóng những yếu tố này lại đóng vai trò thiết yếu trong việc triển khai đề tài [6].

Vượt xa hỏi những rào cản cố hữu của quan niệm xã hội thuần túy, những dư tàn, định kiến của tập tục và cái sức ì nặng nề của tư duy truyền thống về tình yêu, tình dục. Tác phẩm kinh điển Lolita đã bước vào không gian văn học thế giới một cách hết sức khó nhọc và phải mất nhiều năm tháng sau đó, giá trị của nó mới được công nhận. Nó không xuất hiện xuyên suốt, cũng như không phải bất cứ độc giả nào cũng có thể cảm nhận đến tận gốc rễ bám sâu trên bề mặt con chữ, nó trở thành nỗi uẩn khúc khó lý giải về mặt hình thức lẫn nội dung qua các trang viết.

Lolita đã bước vào không gian văn học thế giới một cách hết sức khó nhọc và phải mất nhiều năm tháng sau đó, giá trị của nó mới được công nhận.Lolita đã bước vào không gian văn học thế giới một cách hết sức khó nhọc và phải mất nhiều năm tháng sau đó, giá trị của nó mới được công nhận. Nó trở thành nỗi uẩn khúc khó lý giải về mặt hình thức lẫn nội dung qua các trang viết.

Nhiều nhà phê bình ca ngợi Lolita như một tiểu thuyết đặc sắc, nhưng một số khác lại cật lực phê phán tác phẩm này, và cuốn sách bị cấm lưu hành ở nhiều nơi. Từng có nhận định: “Chưa bao giờ, phải, chưa bao giờ tôi từng đọc một tác phẩm nào khó đọc đến như vậy. Khó đọc, đó là một từ chuẩn xác, một cuốn tiểu thuyết làm người ta phải chóng mặt với vốn kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống… “khủng” về mọi mặt của tác giả” đã cho thấy tầm ảnh hưởng và sức công phá của Lolita trên mặt trận văn chương thế giới. Hay trong lời đề bạt từ bản gốc của tác phẩm gây chú ý, tiến sĩ John Ray.Jr đã cảnh báo cho những trang đầy rẫy sự biến hóa của ngôn từ và sự quyện chặt của ý thức này như sau:“…Với tư cách là một hồ sơ bệnh án. Lolita chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh điển trong giới y học tâm thần. Với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, nó siêu vượt trên khía cạnh chuộc tội của nó và đối với chúng tôi, điều đó còn quan trọng hơn cả ý nghĩa khoa học và giá trị văn học, là tác động đạo lý mà cuốn sách sẽ tạo nên đối với độc giả nghiêm túc; vì trong nghiên cứu cá nhân xót xa này, ẩn chứa một bài học phổ quát; đứa trẻ ngang ngạnh, người mẹ ích kỉ, gã quỷ ám hổn hển, không phải chỉ là những nhân vật sống động trong một câu chuyện duy nhất; họ cảnh báo ta về các khuynh hướng nguy hiểm; họ chỉ ra những cái xấu đầy cường lực. “Lolita” khiến tất cả chúng ta- những người làm cha mẹ, những nhà hoạt động xã hội, những nhà giáo dục- phải ốc sức, với tinh thần cảnh giác cao hơn nữa và sáng suốt hơn nữa, vào nhiệm vụ nuôi dạy một thế hệ tốt hơn trong một thế giới an toàn hơn” [4].

Lolita chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh điển trong giới y học tâm thần.Lolita chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh điển trong giới y học tâm thần. Nó siêu vượt trên khía cạnh chuộc tội của nó và đối với chúng tôi, điều đó còn quan trọng hơn cả ý nghĩa khoa học và giá trị văn học, là tác động đạo lý mà cuốn sách sẽ tạo nên đối với độc giả nghiêm túc.

Khi tác phẩm ra đời lập tức gây sóng gió. Từ những độc giả chân phương bất bình vì không có một nhân vật nào đáng gọi là tốt đẹp trong sách, tới những nhà phê bình sẵn sàng quy đây về thể loại “tiểu thuyết huê tình” (erotic novel), gợi dục mãnh liệt, tới nữa là những người lại muốn gán cho Lolita tiếng nói đại diện của thời đại nữ quyền nổi lên ở những nước phương Tây thời đó… [21]. Điểm nổi bật khiến Lolita trở thành tác phẩm văn học mang dấu ấn sâu đậm, có phần ám ảnh, trăn trở về khía cạnh tâm lý đối với độc giả chính là ở hệ thống biểu tượng dù Nabokov tự nhận rằng ông “rất ghét dùng biểu tượng và ngụ ngôn”. Có thể nhìn nhận hệ thống biểu tượng và cấu trúc của nhà văn Vladimir Nabokov không có sự đồng nhất với lý tưởng xã hội trên thế giới tại thời điểm lúc bấy giờ, ông phản ánh đời sống xã hội thời hậu chiến một cách ngẫu nhiên và có chút mơ hồ. Dường như, Nabokov chỉ tập trung chú trọng, xoáy sâu vào hai phương diện là hình tượng nghệ thuật và điển hình nghệ thuật. Tất cả đều hướng tới con đường giải phóng nội tại, khao khát được một lần đối mặt và sống thật với bản ngã, vượt lên khuôn phép đạo đức thông thường và chuẩn mực xã hội, tác phẩm có thể là món ăn nghệ thuật nâng cao tinh thần duy mỹ, về cảm thức của độc giả, nó không đơn thuần chỉ mang nội dung như một cuốn sách dạy khiêu dâm kết hợp với cách dạy dỗ hành vi ứng xử mà người ta vẫn thường hay truyền tai nhau.

Tác phẩm có thể là món ăn nghệ thuật nâng cao tinh thần duy mỹ.Tác phẩm có thể là món ăn nghệ thuật nâng cao tinh thần duy mỹ.

Sự phản đối dành cho Lolita, đặc biệt là liên tiếp các cáo buộc “ấu dâm” – cáo buộc mà tưởng như cuốn tiểu thuyết đã được minh oan trong hàng chục năm, chưa bao giờ được nhìn nhận là một tín hiệu tích cực. Nó là một vết hằn khá sâu và dài trên hành trình chinh phục độc giả của Lolita. Khá trớ trêu vì khi mới ra đời cuốn sách bị ghẻ lạnh ở nhiều nước, sau đó lại được ca ngợi ầm ĩ. Viết trên tờ New Yorker, nhà báo Michael Idov nhận định, viết về Nabokov theo hướng ca ngợi phong cách văn chương, sự tỉ mỉ, những ngón chơi chữ, nỗi cô đơn, chủ nghĩa chống phát xít lúc đó đang thịnh hành, giá trị về đạo đức, gia đình, thuần phong mỹ tục… từng là thời thượng ở Nga trong hàng chục năm qua. Đó cũng chính là những gì giới phê bình và xuất bản Việt Nam nói về Nabokov khi cuốn sách được dịch ra tiếng Việt vào năm 2012 [18].

2.2. Phân tích Lolita dưới góc nhìn của nhân vật

Không biết nên thương xót hay phán xét thay cho những kẻ đạo mạo danh xưng nhưng lại khiếm khuyết về tâm hồn như Humbert, người đàn ông mà cả cuộc đời, kể từ năm 16 tuổi không có được phút giây nào thực sự bình yên trong tâm trí. Nhưng hơn bao giờ hết, những con người như ông vẫn luôn khát khao, hy vọng về một khoảng trời tương lai sẽ bớt u ám hơn. Bằng mọi nỗ lực để vượt qua cái ham muốn tột cùng nằm sâu trong bản ngã của mình, nhưng đến điểm cuối vẫn không thể thoát ra, trong một cơn nghiện biết chắc là tội lỗi. Sự giằng xé luân phiên giữa màn phông bạt đạo mạo và nội tâm mập mờ ấy, sau bao nhiêu biến chuyển thăng trầm của số phận vẫn khiến người đọc không khỏi ám ảnh, bởi suốt 400 trang sách, điều mà độc giả dễ cảm nhận thấy nhất, đó là chừng ấy nỗi khổ ải đày đọa con người này. Những kiểu người như họ luôn phải che giấu con người thật để chứng tỏ mình là một người bình thường, một người văn minh, đáng kính, không hề có bất cứ tư duy lệch lạc nào. Thậm chí ngay đến một câu trả lời xã giao đơn thuần nhất cũng phải toan tính, thủ thế trước sau để không lộ tẩy bất cứ điều gì.

“…chúng tôi nằm ườn suốt buổi sáng trong tột đỉnh thèm khát đến đờ đẫn và lợi dụng mọi ngẫu nhiên may mắn trong không gian và thời gian để sờ soạng nhau…Đôi vai trần mảnh khảnh và đường rẽ ngôi của mái tóc” [12; 17]. “ Nàng làm thế không phải là vì nàng đoán ra một cái gì đó nơi tôi, mà đơn giản đó là phong cách của nàng- và tôi mắc phải bả” [12;8]. Hay “…cú sập cửa ấy là một thế phẩm thiểu não cho cái tát trái mà đáng ra tôi phải thẳng tay giáng vào gò má ả theo luật của xi-nê-ma…một người rất trong nghi thức như tất thảy bọn họ đều thế, dìm nhu cầu riêng tư trong sự im lặng lịch lãm để khỏi phải tô đậm cảnh cư trú chật chội của chủ nhân bằng tiếng thác nước ào ào thô bỉ lên trên tia bài tiết sẽ sàng của hắn”[12; 37]

Những kiểu người như họ luôn phải che giấu con người thật để chứng tỏ mình là một người bình thường, một người văn minh, đáng kính, không hề có bất cứ tư duy lệch lạc nào.Những kiểu người như họ luôn phải che giấu con người thật để chứng tỏ mình là một người bình thường, một người văn minh, đáng kính, không hề có bất cứ tư duy lệch lạc nào.

Humbert là người đầu tiên chấp nhận rằng hắn ta không đáng để cho người ta khinh, và cho dù vậy, vẫn đáng yêu một cách đáng sợ; một phần qua sự tự nguyện chấp nhận rằng hắn ta là một tên quái vật, và phần khác bởi ngôn ngữ hắn dùng để biểu lộ tình yêu bi đát của mình. Cuốn tiểu thuyết này bị chỉ trích là khiêu dâm, không chứa đựng một từ ngữ cụ thể nào, mà thay vào đó bộc lộ gam màu sắc thái và sự đam mê khoái lạc xuyên suốt, thêu dệt chút khêu gợi vào màu vàng chói lọi của sự mê say:“…việc tôi phát hiện ra em là hệ quả tai vạ của cái “công quốc bên bờ biển” trong quá khứ bị hành hạ của tôi…khu vườn nín thở, đầu gối tôi bủn rủn hệt như bóng của chính nó phản chiếu trong làn nước lăn tăn, và môi tôi khô như cát,…Rất đẹp, rất đẹp, rất đẹp” [12; 49].

Thứ cảm xúc mộc mạc, chân phương mà Humbert dành cho Lolita là những nỗi nhớ thường trực đè nén bằng năm, bằng tháng, bằng mọi giác quan: “ Hai tháng của cái đẹp, hai tháng của yêu thương âu yếm sẽ bị phung phí  mãi mãi mà tôi bất lực chẳng thể làm gì, tuyệt đối chẳng thể làm gì” [12; 48]; “ Mình ý thức rõ sự kề cận của Lolita và trong khi nói, mình vung tay trong bóng tối khoan dung và lợi dụng những cử chỉ vô hình ấy, chạm vào em, vai em, vào con búp bê vũ nữ ba lê bằng len và vải sa em đang mân mê và không ngừng dúi vào lòng mình” [12; 55].

Nhìn qua lăng kính đầy ám ảnh của Humbert, nàng Lolita hiện diện trong một chuỗi những hình ảnh nhức nhối bởi sự tầm thường của chúng; một cái tất bỏ đi ở dưới giường, mu bàn chân bẩn thỉu; một tấm ảnh mờ nhòe; tờ tạp chí bỏ quên trên sàn; một chiếc xe đạp. Những hình ảnh, không phải về nhục dục, mà về tuổi trẻ ngắn ngủi. Giờ đây Lolita giống một biểu tượng của sự khao khát mà thêm vào là hình mẫu cô gái trẻ tuổi điển hình; một sự pha trộn của ngây thơ hòa lẫn mưu mẹo, của đam mê khoái lạc lén lút đan xen sự nhiệt tình ngây thơ dành cho những điều vụn vặt nhất.

Sự pha trộn của ngây thơ hòa lẫn mưu mẹo, của đam mê khoái lạc lén lút đan xen sự nhiệt tình ngây thơ dành cho những điều vụn vặt nhất.Sự pha trộn của ngây thơ hòa lẫn mưu mẹo, của đam mê khoái lạc lén lút đan xen sự nhiệt tình ngây thơ dành cho những điều vụn vặt nhất.

Humbert đã chủ động trải nghiệm khoái cảm của chính mình trong những giấc mộng dài do gã tự vẽ vời ra, những con sóng mang màu sắc tưởng tượng không hồi kết, ông hình dung, tạc họa, cảm nhận rồi gặm nhấm, thỏa mãn trong chính khoảnh khắc được bên cạnh người tình bé nhỏ: “Tôi dành cả buổi để mơ mộng, vạch kế hoạch, hả hê tiêu hóa điều vừa trải qua ban sáng. Tôi cảm thấy tự hào về mình. Tôi đã hút lén chất mật ngọt từ khoái cảm giần giật mà không hề phương hại đến tiết trinh của một bé gái vị thành niên…Tôi đã tinh vi xây dựng giấc mơ bỉ ổi, cháy bỏng, tội lỗi của mình và Lolita vẫn an toàn…một Lolita tưởng tượng của riêng tôi- có lẽ còn thật hơn cả Lolita thật; trùm lên em, bao quanh em, bồng bềnh giữa tôi và em, không có chút ý chí và ý thức nào- thực tế không có sự sống riêng vào” [12; 73].

Đời sống vô thức của gã Humbert không hề được tự do, thanh thản ở bất cứ thời khắc nào, dằn vặt, chế ngự, đè nén, kiềm giữ, bộc phát bởi vô vàn cung bậc của một thứ tình yêu tột đỉnh, khát khao và tội lỗi. Sau sự phản bội của Lolita, gã cha dượng đáng kính Humbert nổi lòng ghen tuông và “ Lo ngước mắt lên với một nụ cười hở miệng ngỡ ngàng và chẳng nói chẳng rằng, tôi bạt một cái tát tai trời giáng trúng cái chỏm nhỏ , cứng và nóng của gò má em…” [12;48].

2.2.2. Nhân vật với ám ảnh tính dục

Nabokov đã từng nhận định: “Đối với tôi, một tác phẩm hư cấu được viết ra là nhằm giúp tôi đạt cái tôi tạm gọi là diễm phúc mỹ thuật, đó là một cảm thức về sự thông đạt qua một cách thế nào đó, ở một không gian nào đó, với những trạng huống hiện hữu khác nơi mà nghệ thuật (tính tò mò, sự dịu dàng, lòng tử tế, niềm hoan lạc) là tiêu chuẩn chính yếu” [7]. Nhưng 30 năm sau người ta lại tiếp tục tranh cãi về Lolita. Người ta lại đặt ra câu hỏi cũ: “Nabokov viết cuốn Lolita với mục đích gì?”. Điều này không có gì lạ. Những cuộc tranh luận sẽ còn tiếp diễn rất lâu, cho đến chừng nào độc giả thực sự an tâm với những vấn đề đạo đức về dục tính mà cuốn sách đã gây nên trong cảm thức của họ. Để thực sự an tâm thưởng thức cuốn Lolita như một tác phẩm nghệ thuật, người ta phải đi xuyên qua và vượt lên trên những trói buộc rắc rối của những tiêu chuẩn đạo đức, mà không phải ai cũng dễ dàng làm được điều này. Cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ: suốt nhiều ngàn năm qua, nhãn quan của con người đã quen bị trói buộc vào những tiêu chuẩn đạo đức do các tôn giáo và các hệ thống xã hội đề ra, và quan niệm về dục tính là điều bị trói buộc chặt chẽ nhất [24].

Cuộc sinh tồn của họ kéo dài qua những chuyến đi không có nơi đến.Cuộc sinh tồn của họ kéo dài qua những chuyến đi không có nơi đến. Để thực sự an tâm thưởng thức cuốn Lolita như một tác phẩm nghệ thuật, người ta phải đi xuyên qua và vượt lên trên những trói buộc rắc rối của những tiêu chuẩn đạo đức, mà không phải ai cũng dễ dàng làm được điều này.

Vốn dĩ, giữa Lolita không hề tồn tại thứ tình yêu nam nữ nào dành cho Humbert. Cô bé chỉ muốn học làm người lớn thông qua những cuộc mây mưa trên giường với cha dượng. Những ám ảnh tính dục của Humbert giằng xé tâm thức của ông đến tận cùng. Như một tấm gương phản chiếu hai số phận, hai cuộc đời: một Lolita đến với Humbert vì tình dục và một Humbert đến với Lolita vì tình yêu ngoại đạo, thứ tình yêu tội lỗi đáng khinh. Cuộc sinh tồn của họ kéo dài qua những chuyến đi không có nơi đến. Một chuyến trốn chạy của cả hai, trốn xa quá khứ và chạy khỏi tương lai. Quá khứ của Humbert luôn đau khổ với cái chết của Annabel: “…kẽ nứt của đời tôi đã bắt đầu toác ra từ dạo ấy, trong cái ánh lấp lánh của mùa hè xa xăm ấy?” [12; 18]. Còn Humbert lại xem Lolita như một liều thuốc tiên giải thoát ông khỏi chuỗi ngày dài nhàm chán, vô vị: “Tôi thấy mặt em trên nền trời, rõ nét lạ lùng, như thể tự nó tỏa ra một làn sáng lờ mờ…Cuối cùng, tôi giải được bùa mê ấy bằng cách hóa thân vào một cô gái khác” [12; 20].

Trái ngược với Lolita, Humbert tha thiết yêu đến tận cùng trong từng tế bào cảm xúc, dường như ông luôn đắm chìm trong các khái niệm tình yêu hay cảm giác: “…tha hồ ngắm những bé gái dậy thì da trắng nhợt với rèm mi dày xoắn vào nhau, những bữa tiệc mắt thoải mái không sợ bị ai bắt lỗi như chỉ có trong mơ…Trong khung tuổi từ chín đến mười bốn, đôi khi có những bé gái, mà chỉ dưới mắt một số du khách gấp đôi hoặc gấp nhiều lần tôi bị hớp hồn, mới để lộ ra bản chất đích thực của mình, bản chất ấy không đậm tính người, mà mang tính nữ thần ( có nghĩa là quỷ quái); và những mẫu người đặc truyền ấy, tôi đề nghị gọi là “tiểu nữ thần”[12; 21]. Hay sự băn khoăn trong cái cách mà ông định nghĩa em: “…liệu tôi có tác động gì đến số phận em bằng việc lồng hình ảnh em vào những khoái lạc của tôi?..và đó chính là cái dư âm của tiểu nữ thần, cái rờn rợn khoái thú, cái giật thót nơi hạ bộ- một cái gì trẻ con quyện vào cái frétillement* (ve vẩy) rất chuyên nghiệp của cặp mông nhỏ thoăn thoắt” [12; 27].

Humbert đã tự nguyện xóa bỏ những nguyên tắc cố hữu của mình trước đây: “Tôi buông thả mình với em trọn vẹn hơn với bất kỳ cô gái nào trước đó…cuộc đời tình ái nhục nhã, nhớp nhúa, kiệm lời của mình…một tiểu nữ thần tội lỗi ngời ngợi lên qua cái gái điếm trẻ thông phàm” [12; 29]. Ông khao khát đến tận cùng trên chuyến hành trình được chạm tay vào bản thể căn nguyên của em, ông không xem Lolita là khiên chắn kiên cố cho giấc mộng bỉ ổi của bản thân, mà là một sự mong cầu về ngày mai yên bình: “…nếu không phải là thanh lọc bản thân khỏi những dục vọng đồi bại và nguy hiểm, thì ít ra cũng kiểm soát được chúng một cách bình an vô sự. Đực tính siêu đẳng thường thể hiện ra trong những nét hiển lộ của chủ thể một vẻ gì cau có, sưng sỉa liên quan đến đích thị cái mà chủ thể phải che giấu” [12; 31].

Lolita đã bước vào không gian văn học thế giới một cách hết sức khó nhọc và phải mất nhiều năm tháng sau đó, giá trị của nó mới được công nhận.Lớp lông tơ anh ánh trên cánh tay em…lại kích thích mình ghê gớm đến thế?

Humbert ý thức rất rõ trạng thái tâm lý của chính mình, ông hiểu tường tận từng tế bào cảm xúc trong tiềm thức và ngay từ đầu, ông đã ngầm hoạch định những phản xạ có ý chí trước khi những biến cố không may ập tới: “ Tôi phát hiện ra rằng giỡn mặt các bác sĩ tâm thần là một nguồn bất tận mang lại những thú vui sảng khoái: khéo léo xỏ mũi họ; không bao giờ để họ thấy rằng mình biết mọi ngón nghề của họ; bịa cho họ nghe những giấc mơ thật tinh vi, hoàn toàn thuộc loại kinh điển ( khiến họ, những kẻ cưỡng đoạt giấc mơ, cũng phải mơ thấy ác mộng và vùng dậy la hét); lôi cuốn họ bằng những “cảnh nguyên thủy” giả hiệu; và tuyệt đối không bao giờ hé lộ cho họ thấy thực trạng tính dục của mình” [12; 42]. Thực tế sự ám ảnh về cơ thể của Lolita ngự trị trong Humbert vẫn luôn vận hành và chưa có dấu hiệu dừng lại: “ Lớp lông tơ anh ánh trên cánh tay em…lại kích thích mình ghê gớm đến thế?…mình lánh mặt vì sợ cái cơn run rẩy chết tiệt, điên dại, lố bịch và thảm hại đang làm mình bại liệt sẽ có thể ngăn không cho mình thực hiện bước entrée ( ra sân khâu) với vẻ tợ như ngẫu nhiên đuợc” [12; 51] hay “…và mùi tỏa ra từ em gần giống hệt mùi của bé gái kia, bé gái ở bãi biển Riviera, nhưng ngào ngạt hơn, với những sóng ngầm dữ dội hơn [12; 60].

Humbert tôn vinh Lolita như một biểu tượng về tình dục trong tim mình, mọi trạng thái cảm xúc của ông, mọi diễn biến của cuộc hành trình không điểm đến và căn nguyên mọi bi kịch đều bắt nguồn từ ý nghĩ của ông về Lolita: “…nàng thức dậy tức thì, tươi tỉnh và khỏe như một con bạch tuộc ( tôi phải té vội mới thoát). “ Và điều kỳ lạ nhất là em, Lolita này, Lolita của mình, lại cá thể hóa lòng dục từ ngàn xưa của kẻ văn nhân, thành thử trên tất cả mọi thứ, còn có…Lolita” [12; 72].

Còn gì đau khổ hơn trạng thái luôn phải sống khác với bản ngã của chính mình, gã Humbert luôn phải đè nén và che giấu cái ham muốn tội lỗi không ngừng dày vò, giằng xé của mình, cái ham muốn mà càng cố gắng đè bẹp, chôn vùi bằng mọi giá lại càng khiến gã dần phát cuồng đến mất kiểm soát, đặc biệt khi ngày ngày Humbert luôn sống kề cận Lolita, bị cô bé kích động từng giờ, từng phút, mà luôn phải giả bộ rào khung vẻ ngoài của chính mình bằng hình ảnh đầy thân ái và lịch duyệt của một người cha dượng. Humbert yêu thương và tôn thờ Lolita như một tín ngưỡng “bất di bất dịch” trong huyết mạch tâm trí, theo cái cách mà gã thường gọi các em bé gái bằng ba chữ: Tiểu nữ thần.

2.2.3. Nhân vật với phức cảm tâm lý

Trên phương diện phân tâm học, những kẻ như Humbert giống như những tù nhân đáng thương, ngày ngày tự giam hãm chính mình trong một cái nhà tù vô hình với một tưởng tượng vô hình về “ cù lao thời gian thần tiên vô hình”. Hầu hết những người như ông đều sống trong mặc cảm tội lỗi, niềm tuyệt vọng, chán trường, chấp nhận vùi chôn ý thức của mình sau bức màn nội tâm rách nát đến tận cùng, cũng có người không chịu chấp nhận, cố gắng quẫy đạp trong lớp vỏ kén kiên cố của tư duy mỹ cảm thuần túy, nhưng rồi suy cho cùng vẫn là bất thành. Cái nhìn của họ về sự sống xung quanh vô cùng đa sắc, cách họ cảm nhận về mỗi sự vật, hiện tượng rất khác biệt với hầu hết những người bình thường, nhiều hơn động thái tinh vi dò xét tâm lý con người. Sau tất cả, họ vẫn xứng đáng được yêu thương, trân trọng và đồng cảm.

Thực tế, ý niệm giết người đã từ từ hình thành một cách mập mờ, ảo ảnh trong tiềm thức của Humbert: “ Đôi khi, trong mơ tôi đã thử giết….Chẳng hạn, tôi cầm một khẩu súng. Chẳng hạn, tôi bóp cò vào một kẻ thù mờ nhạt…những viên đạn cứ ẽo uột theo nhau rơi tõm xuống sàn” [12;57]. Bên cạnh Lolita nhỏ bé, gợi tình, Humbert  dường như vừa là chủ nô, vừa là nô lệ của em, em ám ảnh trong cảm thức của gã, mỗi đường cử động hay sự hiện diện của em luôn khiến gã mơ tưởng, hình dung rồi gần như hóa điên: “ Một cốc kem va-ni đúp đổ sô-cô-la nóng cũng chẳng đặc sắc hơn thế là mấy…khi em xõa những lọn tóc nâu trên bàn mình đang ngồi…bắt chước một cách thảm hại cử chỉ thân thiết của người cùng máu mủ- ôi tiểu nữ thần trong vắt của mình” [12;58].

Sau tất cả, họ vẫn xứng đáng được yêu thương, trân trọng và đồng cảm.
Sau tất cả, họ vẫn xứng đáng được yêu thương, trân trọng và đồng cảm.

Càng lúc Humbert càng dần lộ rõ tâm thức của một gã thần kinh bệnh hoạn, biến thái, tàn nhẫn, đáng lên án của nhân loại, ông mong cầu một tai họa kinh hoàng sẽ giáng xuống mẹ Lolita và cả những người vô tội xung quanh chỉ để có dịp gần gũi thoải mái với người thương: “ Mẹ em nát bấy nhưng ngay tức khắc và vĩnh viễn bị diệt gọn, cùng với mọi người khác trong bán kính hàng dặm. Lolita khóc thút thít trong vòng tay mình. Hoàn toàn tự do, mình tận hưởng em giữa hoang tàn đổ nát” [12; 63] và “..thả mình trong những mường tượng nhục cảm trước khi chìm vào giấc mơ,…lợi dụng được pích ních sắp tới.

Mang trong mình tình yêu tội lỗi với Lolita, không phút giây nào mà Humbert không phập phồng, nghi hoặc, lo lắng, mọi diễn biến xảy ra dù thật hay không vẫn luôn được hoạch định một cách nghiêm túc trong ý thức của ông, một sự nuối tiếc, giằng xé đè nén ông bởi vết cứa sâu thẳm của hiện thực nơi quá khứ: “Tôi chỉ nhận ra rất mơ hồ sự đóng góp đê tiện của chính mình. Nếu không phải tôi đã do dại dột- hay do một trực giác thiên tài- giữ cuốn nhật ký ấy, thì những chất lỏng nội tại tạo nên bởi nội khí muốn báo thù và nỗi xấu hổ cháy bỏng đã không làm lòa mắt Charlotte khi nàng bổ nhào đến thùng thư” [12; 118]. Humbert luôn rơi vào trạng thái của sự bất an, tâm thế ông chưa bao giờ có được khái niệm yên ổn: “Thay vì đằm mình trong những tia nắng tươi vui của Ngẫu Nhiên, tôi lại bị ám ảnh bởi đủ thứ nghi hoặc và lo sợ thuộc phạm trù thuần túy đạo lý”  [12;118]. Dưới ngòi bút của Nabokov, qua mạch xúc cảm đầy khẩn khoản của gã Humbert, tình yêu tồn tại trong một bản thể độc lập, nó không bị giới hạn bởi đạo đức, luật pháp. Nhưng cũng chính những diễn ngôn định kiến ấy trở thành khiên chắn ám ảnh một phần tâm hồn kém cỏi của gã: “ Tôi không nén nổi một thoáng rung mình mỗi khi hình dung thấy mình trần trụi giữa vòng vây những điều lệ bí ẩn dưới cái nhìn tàn nhẫn của Thông Luật” [12; 121].

"Thay vì đằm mình trong những tia nắng tươi vui của Ngẫu Nhiên, tôi lại bị ám ảnh bởi đủ thứ nghi hoặc và lo sợ thuộc phạm trù thuần túy đạo lý".“Thay vì đằm mình trong những tia nắng tươi vui của Ngẫu Nhiên, tôi lại bị ám ảnh bởi đủ thứ nghi hoặc và lo sợ thuộc phạm trù thuần túy đạo lý”.

Và tiếp đến là nỗi hối hận, là nức nở chuộc tội êm dịu đến thắt lòng, là quỳ gối yêu đương, là làm lành trong mê cuồng xác thịt đến tận cùng của tuyệt vọng. “ Trong đêm nhung lụa ở motel Mirana, tôi hôn lòng bàn chân hoe hoe vàng với những ngón dài của em, tôi đốt cháy mình…” [12; 122]. Humbert vừa là chủ nô, vừa là nô lệ của Lolita, và toàn bộ câu chuyện toát lên rất rõ nét hai khía cạnh mâu thuẫn đầy ám ảnh này, điều này được thể hiện qua những chi tiết đắt giá: “ em chồm tới cái lọ đựng những viên con nhộng bụ bẫm lung linh màu sắc mang trong ruột Giấc ngủ của Người Đẹp”, “…như tiểu nữ thần đáng yêu trong tầm tay tôi bắt đầu kể giữa những cái ngáp cố nén, những cái ngáp sái quai hàm càng lúc càng tăng cường độ…” , “ Tôi để Lolita lại một mình, em vẫn ngồi trên mép chiếc giường hun hút, giơ cao đôi chân ngái ngủ, sờ soạng tìm dây giày và do vậy, để lộ đùi trong đến tận bẹn, nơi đũng quần xi-líp- em vẫn luôn luôn lơ đễnh hoặc trơ trẽn lạ thường như vậy, hoặc cả hai, trong việc phô phang chân cẳng” [12; 140]. Ông luôn ý thức được giới hạn của điều mình nghĩ và thứ mình làm: “ Tôi vẫn quyết tâm sắt đá theo đuổi chính sách của mình là giữ nguyên sự trong trắng của em bằng cách chỉ lén lút hành động trong đêm và chỉ với một tấm thân trần nhỏ bé đã bị gây mê hoàn toàn. Kiềm chế và tôn trọng vẫn là phương châm của tôi- ngay cả nếu sự trong trắng ấy đã bị sứt mẻ tí chút qua một vài trải nghiệm gợi dục trẻ dại,…khi gặp em lần đầu, tôi coi em đương nhiên là trinh nguyên như cái khái niệm rập khuôn về “trẻ con bình thường” được quy ước là thế”…nhà đạo đức trong tôi tránh né vấn đề bằng cách bám chặt vào những khái niệm quy ước về con gái mười hai tuổi” [12; 141].

Khi gặp em lần đầu, tôi coi em đương nhiên là trinh nguyên như cái khái niệm rập khuôn về “trẻ con bình thường” được quy ước là thế.Khi gặp em lần đầu, tôi coi em đương nhiên là trinh nguyên như cái khái niệm rập khuôn về “trẻ con bình thường” được quy ước là thế.

Humbert đã từng có một tình yêu trong trắng ở tuổi vị thành niên với một cô bạn gái tên là Annabel. Chính cái chết bất ngờ của Annabel đã tạo ra một hố thẳm không thể khỏa lấp trong tâm hồn ông nên ông mới tìm đến những cô gái ở độ tuổi này để mong bù đắp những thiếu hụt vô hình đó. May mắn thay, Humbert đã tìm thấy toàn vẹn hình ảnh của Annabel hiện thân trong con người Lolita, những kí ức thưở thiếu thời bỗng dưng hiện về: “Tôi lật đi lật lại những kí ức khốn khổ đó và không ngừng tự hỏi: phải chăng kẽ nứt của đời tôi đã bắt đầu toác ra từ dạo ấy, trong cái ánh lấp lánh của mùa hè xa xăm ấy? Hay nỗi thèm khát thái quá của tôi đối với cô bé đó chỉ là bằng chứng đầu tiên của một dị tật cố hữu? Khi ráng thử phân tích những khát khao, động cơ, hành vi, vân vân của bản thân, tôi thường tự buông thả mình vào một thứ tưởng tượng hồi cố, nó cung cấp cho khả năng phân tích của tôi vô số chọn lựa, khiến cho mỗi con đường được hình dung đều rẽ đôi và tiếp tục rẽ đôi không ngừng trong cái mê cung nhằng nhịt đến phát điên là quá khứ của tôi. Nhưng tôi tin chắc rằng, theo một cách nhuốm màu pháp thuật và định mệnh nào đó, Lolita bắt đầu từ Annabel” [12; 60].

Sẽ là một suy nghĩ điên rồ khi khẳng định Humbert sẽ vĩnh viễn không quay trở lại trên chính vết đổ của gã, lão khao khát yêu chiều hình tượng của những tiểu nữ thần trong tâm trí, gã vuốt ve, ôm hôn và xây dựng đường dây vận hành cho những giác quan của chính mình. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất dành cho Lolita, khi mà gã vẫn dành tình thương yêu đau đớn và tuyệt vọng cho Lolita đã trưởng thành ngay cả khi cô bé đã lấy chồng và sắp sinh con: “Tôi khẩn thiết muốn thế giới biết tôi yêu xiết bao Lolita của tôi, chính Lolita này, trắng bệch và ô nhiễm, với đứa con của một kẻ khác trong bụng, nhưng vẫn còn nguyên cặp mắt xám với rèm mi đen nhánh như bồ hóng, mái tóc vẫn nguyên màu hạnh đào nâu đỏ, vẫn là Carmencita, vẫn là của tôi. Ngay cả như vậy, chỉ cần trông thấy bộ mặt thân yêu tái nhợt của em, chỉ cần nghe âm thanh cái giọng trẻ khàn đặc của em, lòng tôi đã ngập tràn thương mến đến phát điên rồi, ơi Lolita của tôi” [12; 349]. Và chỉ đến khi Lolita bỏ trốn, chỉ đến khi gã lặn lội đi tìm bằng được cô, chỉ đến khi gã bị cô kiên quyết từ chối, cảm xúc, sự hy sinh, nỗi tuyệt vọng khấp khởi của gã mới làm người đọc dần rung động và xót xa. Rồi đến khi gã đi tìm gặp người mà Lolita yêu say đắm và cũng là tác nhân làm tan nát trái tim cô để trả thù, độc giả lại có cảm giác tình cảm của Humbert với Lolita mang hơi hướng của tình cảm cha- con nhiều hơn.

Chỉ cần trông thấy bộ mặt thân yêu tái nhợt của em, chỉ cần nghe âm thanh cái giọng trẻ khàn đặc của em, lòng tôi đã ngập tràn thương mến đến phát điên rồi, ơi Lolita của tôi.Chỉ cần trông thấy bộ mặt thân yêu tái nhợt của em, chỉ cần nghe âm thanh cái giọng trẻ khàn đặc của em, lòng tôi đã ngập tràn thương mến đến phát điên rồi, ơi Lolita của tôi.

Tình yêu của Humbert dành cho Lolita là tình yêu vĩnh cửu, tình yêu có thật và được tồn tại theo một thể thức ma sát mơ hồ, tình yêu ấy ban đầu là trạng thái của sự ngưỡng vọng, dõi theo, không hề nhuốm màu sắc tình dục đen tối. Oái oăm thay, bản chất lẳng lơ, quỷ quái ngự trị của cô bé Lolita được xây dựng đã làm biến dạng tình yêu của Humbert. Ngay cả khi Lolita đã từ bỏ Humbert để đi theo một người đàn ông khác, ngay cả khi Lolita đã lấy chồng, có thai, Humbert vẫn luôn không ngừng khao khát sự trở về của Lolita đối với mình, dù chỉ là một đặc ân. Trong cả cuộc đời, tình yêu Humbert dành cho Lolita (có thể coi là hóa thân của Annabel) là một tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu ấy giúp nhân vật có thể sống, dõi theo và tìm kiếm người tình trong mộng ở cả kiếp đời này. Chính Humbert trong tiểu thuyết đã thừa nhận: “Tôi không thể giết em vì tôi yêu em. Đó là thứ tình yêu từ cái nhìn đầu tiên cho đến phút cuối giao mắt nhau, thứ tình yêu mãi mãi vĩnh cửu”. Sự tôn thờ Humbert dành cho Lolita là sự tôn thờ nữ tính vĩnh cửu, sự tôn thờ cái đẹp vượt qua mọi giới hạn quy tắc của đạo đức, những khiên cưỡng e dè của chuẩn mực xã hội. Khi gã người tình chết, Humbert vào tù và viết ra Lolita như một bản tự thú đầy trần tình, như một tấm gương trong suốt phản chiếu nội tâm dữ dội của gã, thêm một lần nữa, Nabokov đã dùng tình yêu mãnh liệt của mình để làm sống dậy tình yêu này, một thứ tình yêu tội lỗi đến đáng thương, một tượng đài Lolita kiêu hãnh và bất tử [16].

Tiểu kết

Tượng đài Lolita đã nói lên khát vọng tình yêu đẹp đẽ của tác giả, của một tình yêu đẹp đẽ vượt ra ngoài biên giới của tình dục, ham muốn xác thịt và bản năng thuần túy. Nabokov đã chạm đến tận cùng những kẽ tâm lý trong ngõ thẳm của tâm hồn con người, những suy nghĩ sâu kín được tác giả trải dài trên trang giấy trắng mực đen. Cốt truyện nhiều biến động, tràn ngập tình tiết ly kỳ, không gian đẹp và ý tưởng chân lý sâu sắc. Lolita chậm rãi và nhẹ nhàng, dữ dội và bạo tàn, khát khao và tội lỗi, hệt như liên hồi những giai điệu cổ điển réo rắt bên tai, hệt như ly vang nóng hổi giữa một giấc say lịm đến nao lòng, để người đọc có thể gặm nhấm từ từ, trong khắc khoải mông lung và vô vàn đoán định trước sau, đọc để cảm thụ khi có thời gian và không gian tích cực, ngẫm nghiệm tự đặt mình vào bản thể của nội tâm nhân vật. Để khóc, để cười, để hạnh phúc và để khổ đau…khổ đau với bế tắc của nhân vật đến tận cùng.

Nghiên cứu sinh: Thân Ngọc Hà Duyên

( To be continued…)

 

3 thoughts on “TIỂU THUYẾT “LOLITA” CỦA NHÀ VĂN VLADIMIR NABOKOV: SỰ TRẢI NGHIỆM VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA MỘT BẢN THỂ DI BIỆT l Dreamie

    • About Dreamiie Than says:

      Vì tác phẩm này mình từng thực hiện trong đề tài nghiên cứu khoa học ở trường ĐH nên tiện copy lại chi tiết thôi! Cám ơn người bạn đã đóng góp thêm nguồn nha 🙂

Leave a Reply

Your email address will not be published.