NGUYỄN KHUYẾN ĐÃ LUYỆN TÔI NHƯ THẾ NÀO? l Dreamiie Than

 (Tôi muốn viết về ngôi trường cấp 3 của mình, về những hồi ức thời niên thiếu nhiều vụng về, khuyết tách bằng lòng biết ơn và sự trân quý. Đó hoàn toàn không phải là thế giới mà tôi thuộc về nhưng cũng chính từ nơi ấy đã rèn giũa tôi, thử thách tôi, để tôi biết được bản thân mình đã từng kiên cường và mạnh mẽ đến nhường nào).

Tôi viết về quá khứ để biết, để tin bản thân mình đã từng kiên cường và mạnh mẽ đến nhường nào. Tôi viết về quá khứ để biết, để tin bản thân mình đã từng kiên cường và mạnh mẽ đến nhường nào.

Khi lựa chọn dấn thân vào một môi trường mà theo người ta đồn đại cách đây vài ba năm rằng nó khắc khổ, ghê gớm và ác liệt đến ngưỡng cực. Đó cũng là lúc tôi phải học cách từ bỏ: từ bỏ thói quen cập nhật internet mỗi ngày, vừa tắm vừa hát cả tiếng đồng hồ, nhìn ngắm những cơn mưa đầu mùa rả rích, lang thang tạt ngang một vài hàng quán quen thuộc cùng mấy cô bạn thân, tung tẩy tà áo dài trắng long lanh trong ánh nắng sớm mai hay đôi lần lạc nhịp khi vô tình chạm vào nơi yêu thương vội chớm. Có những lựa chọn, những ngã rẽ buộc bạn phải trưởng thành sớm hơn lộ trình ban đầu. Nói một cách khác, tôi cùng tất cả các bạn đồng trang lứa khi bước vào ngôi trường này đã mang cho hành trang của cuộc đời mình một chuyến trải nghiệm dài “tự thân vận động” ngay từ thuở niên thiếu. Một số coi đó là cơ hội để lớn lên, để rắn rỏi và trưởng thành, số khác nghĩ rằng nó quá áp lực, vô vị, ràng buộc và tù túng, không ít lần nổi loạn, “bùng cháy” bất thành, rồi đành thôi, còn hầu hết thì xem như là trách nhiệm, nghĩa vụ cần hoàn thành với mẹ cha, với xã hội. Cho dù là bất cứ lý do gì đi chăng nữa thì chúng tôi vẫn phải “ NÊN NGƯỜI, HỌC GIỎI, ĐẬU ĐẠI HỌC 100%”. Ở cái thời điểm ấy, sứ mệnh của chúng tôi hiển nhiên được mặc định như thế.

 

NGUYỄN KHUYẾN ĐÃ LUYỆN TÔI NHƯ THẾ NÀO? l Dreamiie Than 1
Bạn biết đấy, đời thì không như là mơ, và mơ cũng chẳng bao giờ có thật. Bước ra xã hội lại là một thế giới khác, không còn là những cuộc đua về điểm số, về thành tích, lời khen ngợi hay sự “sủng ái”, kì vọng nhất thời của thầy cô nữa, nó là cả chuỗi ngày dài tranh đấu quyết liệt.

Tôi là một học sinh ba năm liền đều nằm ở C chót hoặc kế chót, tệ hại đều về các môn tự nhiên, nhất là Hóa học, 7,5 điểm thi tốt nghiệp được cho là một trong những nỗi xấu hổ lớn khi mang danh phận “ DÂN NGUYỄN KHUYẾN”. Đích thực, tôi chỉ tìm thấy được niềm say mê vỏn vẹn trong năm tiết Văn ngắn ngủi mỗi tuần, nhiều lúc thầy quản nhiệm còn xin tiết nữa chứ. Mỗi lúc như thế tôi chỉ biết thở dài ngao ngán, rồi lặng lẽ tiếp tục cuộc hành trình chẳng mấy thi vị này. Hàng trăm tiết học Toán, Lý, Hóa vẫn cứ trôi qua, mớ công thức vật lý, phương trình hóa học hỗn độn hay cả tá dạng bài, giải đề đại số- hình học ở các tuyển tập của thầy này cô kia, khắp các vùng miền, các trường chuyên, trường điểm Bắc, Trung, Nam đủ mọi thể loại được tôi gặm nhấm, nhàu nhĩ, thậm chí cấu xé, ngấu nghiến trong vô thức. Với tôi, từ lâu nó đã không còn là nỗi ám ảnh, là cực hình nữa, mà nó đã trở thành thứ tôi cần phải nghiền nát trước khi tương lai tồi tệ không may ập đến. Ngày đó, vì một số lời ong tiếng ve từ trên trời rơi xuống, tôi gặp khá nhiều thị phi, tin đồn, bị các hội thị tụ năm tụ bảy nói xấu, tẩy chay đủ kiểu, bị đanh ghét, đâm thọt sau lưng không phải là ít, đôi khi còn bị đe nạt, xiên xỏ chơi xấu. Có lúc tủi thân, ấm ức quá, tôi chỉ còn biết trốn nhũi vào tolet của giáo viên mà rúc rích khóc lên từng hồi yếu ớt. Sau đó, vội vã phấn chấn rửa mặt, lau nước mắt nước mũi cứ tuôn ròng ròng, chải mớ tóc rối bời, nhìn thẳng vào gương, mỉm cười và lạc quan nghĩ rằng: Cứ ráng vượt qua cái tao đoạn này thêm chút nữa, rồi chuỗi ngày tháng sinh viên tự do và bình yên ắt sẽ mở ra. Năm cuối cấp, tôi dành rất nhiều thời giờ mỗi khi đêm xuống hay trong hầu hết các buổi học chỉ để mơ mộng về cái khoảnh khắc được bay nhảy, về viễn cảnh xáng lạn khi bước chân ra khỏi ngôi trường này, hình dung về nó là khoảng trời xanh trong, từng rất tươi đẹp, rất rực rỡ và có vẻ “dễ thở”. Chực chờ những tia hy vọng nhỏ bé lóe lên khiến tôi vẫn tiếp tục.

Với tôi, từ lâu nó đã không còn là nỗi ám ảnh, là cực hình nữa, mà nó đã trở thành thứ tôi cần phải nghiền nát trước khi tương lai tồi tệ không may ập đến.Với tôi, từ lâu nó đã không còn là nỗi ám ảnh, là cực hình nữa, mà nó đã trở thành thứ tôi cần phải nghiền nát trước khi tương lai tồi tệ không may ập đến.

 Bạn biết đấy, đời thì không như là mơ, và mơ cũng chẳng bao giờ có thật. Bước ra xã hội lại là một thế giới khác, không còn là những cuộc đua về điểm số, về thành tích, lời khen ngợi hay sự “sủng ái”, kì vọng nhất thời của thầy cô nữa, nó là cả chuỗi ngày dài tranh đấu quyết liệt. Bằng cách này hay cách khác, bạn buộc phải chiến đấu, phải giành giật, phải nỗ lực để tồn tại và thực hiện điều bạn muốn. Tôi đã từng trải qua vài công việc làm thêm, gặp gỡ nhiều hạng người ẩn dạng trong những nhân hình khác nhau và sống cùng với rất nhiều áp lực tưởng không thể vượt qua. Việc đi ngang vài khúc đường quanh co, gồ ghề tưởng chừng sắp đập mặt xuống nền hay hưởng trọn thứ cảm giác ráo hoảnh, hẫng hụt khi bị những người mình tin yêu đang tâm quay lưng đã nhanh chóng thức tỉnh và giúp tôi sáng mắt ra.

Chẳng phải thậm xưng hay giáo điều gì, tôi thực sự tự hào khi là một cựu học sinh Nguyễn Khuyến, không hẳn vì xắp thành tích dày cộp, đại loại như đầu vào gắt gao, số lượng học sinh đậu Đại học cao nhất nước, tỉ lệ điểm thi luôn đứng top 5 thành phố hay danh sách thủ khoa, á khoa tốt nghiệp, Đại học la liệt trong chục tờ A4. Tôi, và có thể cả bạn đều biết ơn ngôi trường này vì nó đã “luyện” cho chúng ta ( những ai là cựu học sinh Nguyễn Khuyến) khả năng bình nhiên va đập trước sóng gió, chịu nhiệt giỏi, nhập guồng tốt, thích nghi nhanh, với tôi đó còn là việc có thể dẫm nát lên thị phi, chỉ trích để mà bước. Bởi đời ngắn lắm, bạn không sống vì vài ba tảng đá cản bước bạn hay những con chó cứ thích rống inh ỏi hai bên đường. Nguyễn Khuyến có thể khắc nghiệt như lời đồn đại, Sài Gòn thì hiển nhiên là áp lực và tàn bạo rồi, còn cuộc đời là ô hợp của hết thảy những điều đó, giờ chỉ thầm hoài niệm và biết ơn về những năm tháng đã qua…đã miệt mài luyện rèn tôi đến tận giây phút này.

NGUYỄN KHUYẾN ĐÃ LUYỆN TÔI NHƯ THẾ NÀO? l Dreamiie Than 2
Càng vượt qua cảm giác khó chịu nhiều đến chừng nào, ngưỡng chấp nhận và sự bản lĩnh trong ta càng dày dặn lên chừng đó.

Mỗi thử thách khi bước đến cuộc đời ta đều mang một sứ mệnh, một giá trị ấn định nào đó, hãy đón nhận nó như đón nhận một cơ hội để trưởng thành.

Càng vượt qua cảm giác khó chịu nhiều đến chừng nào, ngưỡng chấp nhận và sự bản lĩnh trong ta càng dày dặn lên chừng đó.

Kiên trì chịu đựng áp lực và đau khổ là vì bạn tin rằng nếu can đảm vượt qua, bạn sẽ được tự do, chứ không phải là cách rèn luyện giới hạn chịu đựng, để rồi chấp nhận một đời sống chung với những điều tồi tệ đó. Trừ phi bạn lựa chọn.

Chẳng có lộ trình nào là dễ dàng để đi thẳng đến giấc mơ, bạn phải chấp nhận vấp ngã, phải chịu đựng liên tiếp những thất bại, phải đau khổ đến ngàn vạn lần, thậm chí phải đánh đổi và trả giá rất nhiều mới có thể đạt được. Chạm đến giấc mơ chính là hành trình chan chứa cay đắng nhưng cũng ngập tràn thăng hoa nhất.

Chúc bạn may mắn

Thân Ngọc Hà Duyên ( Dreamiie)

Photography: Jack

Leave a Reply

Your email address will not be published.